Giỗ Tổ Hùng Vương - Ý Nghĩa Và Các Hoạt Động Tưởng Nhớ Vua Hùng

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) là một trong những ngày lễ lớn của người dân Việt Nam, mang đậm ý nghĩa lịch sử và văn hóa hào hùng của dân tộc. 

Trong bài viết này, iBasic sẽ cùng bạn tìm hiểu về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các hoạt động diễn ra trong ngày lễ quan trọng này.

1. Tìm hiểu về ngày Giỗ tổ Hùng Vương

1.1. Lịch sử ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Theo truyền thuyết, các vua Hùng là những người sáng lập nên Nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Từ đó, họ được coi là biểu tượng của sự khởi đầu và sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương bắt nguồn từ truyền thống dân gian và được tổ chức với các nghi lễ dâng hương tại Đền Hùng (Phú Thọ), nơi được coi là cái nôi của các vua Hùng. 

gio-to-hung-vuong-y-nghia-va-cac-hoat-dong-tuong-nho-vua-hung

Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của người Việt (nguồn: tham khảo)

Và hằng năm, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng.

1.2. Ý nghĩa

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương mang một ý nghĩa sâu sắc về mặt tinh thần và văn hóa. 

Đây còn là dịp để thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nhắc nhở thế hệ trẻ về giá trị của sự đoàn kết, lòng yêu nước và sự cống hiến cho đất nước.

gio-to-hung-vuong-y-nghia-va-cac-hoat-dong-tuong-nho-vua-hung

Giỗ tổ Hùng Vương tại Suối Tiên (nguồn: tham khảo)

Vào năm 2007, giỗ tổ trở thành ngày quốc lễ, được Bộ luật Lao động công nhận là ngày nghỉ chính thức.

2. Các hoạt động văn hóa trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương

2.1. Lễ dâng hương tại Đền Hùng

Lễ dâng hương tại Đền Hùng (Phú Thọ) là nghi thức quan trọng nhất trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Có 2 lễ được cử hành tại đền Hùng:

  • Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu, gồm một đội quân mặc trang phục truyền thống, tay cầm khiêng kiệu, cầm cờ, hoa xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng.

gio-to-hung-vuong-y-nghia-va-cac-hoat-dong-tuong-nho-vua-hung

Lễ rước kiệu vua (nguồn: tham khảo)

  • Lễ dâng hương: Người dân đến từ khắp nơi tưởng nhớ và tri ân các vua Hùng. Lễ dâng hương diễn ra trang nghiêm, với sự tham gia của các lãnh đạo chính phủ, các tổ chức, đoàn thể và đông đảo người dân.

gio-to-hung-vuong-y-nghia-va-cac-hoat-dong-tuong-nho-vua-hung

Dâng hương tưởng nhớ các vị vua Hùng (nguồn: tham khảo)

2.2. Lễ hội văn hóa - du lịch

Hàng năm, Phú Thọ tổ chức Lễ hội Đền Hùng kéo dài từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch, bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và nghệ thuật. 

gio-to-hung-vuong-y-nghia-va-cac-hoat-dong-tuong-nho-vua-hung

Lễ hội đền Hùng và tuần văn hóa - du lịch đất Tổ tại Phú Thọ năm 2024 (nguồn: tham khảo)

Những hoạt động này thường bao gồm các buổi trình diễn nghệ thuật dân gian, ca múa nhạc, triển lãm ảnh, và các trò chơi dân gian.

2.3. Trò chơi dân gian

Trong ngày lễ này, nhiều trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức như múa sạp, đánh vật, đua thuyền, bắn nỏ. Các trò chơi này không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp gắn kết cộng đồng, bảo tồn các nét văn hóa truyền thống.

gio-to-hung-vuong-y-nghia-va-cac-hoat-dong-tuong-nho-vua-hung

Lễ hội đua thuyền - nét đẹp thể thao dân gian (nguồn: tham khảo)

2.4. Cuộc thi tìm hiểu lịch sử

Nhiều trường học và tổ chức cũng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử các vua Hùng và những câu chuyện huyền thoại liên quan đến truyền thuyết dựng nước, giữ nước của dân tộc.

gio-to-hung-vuong-y-nghia-va-cac-hoat-dong-tuong-nho-vua-hung

Lễ Giổ tổ được tổ chức tại các trường học (nguồn: tham khảo)

3. Kết luận

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ quan trọng, gắn liền với lịch sử và truyền thống dân tộc Việt Nam.

Thông qua các hoạt động văn hóa, Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là cơ hội để tưởng nhớ quá khứ, mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, tiếp nối truyền thống yêu nước và phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt.

Và nếu các bạn đang tìm kiếm một nơi có đa dạng các sản phẩm nội y thì có thể tham khảo các kênh mua hàng trực tuyến dưới đây:

Chia sẻ: